Trang

11 thg 9, 2020

Thuốc Symbicort trị hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính

Giới thiệu thông tin về thuốc Symbicort và cách dùng

Symbicort chính là thuốc kê đơn và nó được chỉ định dùng cho đối tượng bị hen suyễn hoặc mắc phải các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh nhân cần dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Nội dung được chia sẻ ngay dưới đây của bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Symbicort.

CÔNG DỤNG, CÁCH DÙNG THUỐC SYMBICORT

Symbicort đến từ thương hiệu Symbicort. Sản phẩm thuốc nhóm thuốc điều trị hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính. Thuốc được bào chế dưới dạng hít.

1. Nhà sản xuất

Thuốc Symbicort do công ty AstraZeneca sản xuất. Sản phẩm Symbicort đảm bảo được cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt, cấp giấy phép lưu hành năm 2006.

2. Công dụng

Thuốc Symbicort được dùng giúp ngăn ngừa, điều trị các bệnh đường hô hấp như là hen suyễn, khí phế thũng và phổi tắc nghẽn mãn tính. Thuốc hoạt động bằng cách kiểm soát cơn ho cũng như làm tăng dung tích phổi.
Ngoài ra Symbicort còn được bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh lý khác không được đề cập trong bài viết. Bệnh nhân vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ để rõ hơn.
Sản phẩm thuốc nhóm thuốc điều trị hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính
Sản phẩm thuốc nhóm thuốc điều trị hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính

3. Thành phần thuốc

Bên trong thuốc Symbicort sẽ bao gồm 2 thành phần chính đó là Budesonide và formoterol. Mỗi một thành phần hoạt chất sẽ có công dụng riêng như sau:
enlightenedVới Budesonide: Sẽ giúp giảm viêm, kiểm soát cơn khó thở gây ra bởi hen suyễn hoặc phổi tắc nghẽn mãn tính.
enlightenedFormoterol: Sẽ giúp cải thiện dung tích phổi làm tăng khả năng tích trữ oxy cho cơ quan này.

4. Dạng bào chế cùng hàm lượng

Thuốc Symbicort được bào chế với 3 dạng như sau:
enlightenedDạng Symbicort 160/4,5 mcg.
enlightenedDạng Symbicort 320/9 mcg.
enlightenedDạng Symbicort 400/12 mcg.

5. Chống chỉ định và thận trọng

+++ Chống chỉ định: Bệnh nhân không dùng Symbicort nếu như dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc, hen suyễn không đáp ứng bởi thuốc hít, đang dùng thuốc Thioridazine (Mellaril). Ngoài ra Symbicort cũng không được chỉ định làm giảm tình trạng co thắt phế quản cấp tính.
+++ Thận trọng: Đối tượng bị loãng xương, xương giòn, dễ gãy, đang mắc các bệnh như tim, tiểu đường, huyết áp cao, nhiễm virus herpes simplex ở mắt, nồng độ kali bên trong máu thấp hoặc bị tăng nhãn áp hay đục thủy tinh thể.

6. Cách dùng

Bệnh nhân dùng thuốc Symbicort theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng dùng nếu chưa được bác sĩ cho phép.
Ngoài ra vì Symbicort có chứa loại steroid do vậy cần súc miệng sau mỗi lần dùng để ngăn ngừa tình trạng tưa miệng.
Nếu bạn đang dùng thuốc Symbicort cũng lưu ý rằng đây không phải là thuốc cấp cứu. Do đó nó không phát huy tác dụng nếu được dùng ở trường hợp khẩn cấp như là co thắt phế quản cấp tính hoặc bị lên cơn suyễn đột ngột. Để đảm bảo an toàn nên dùng thuốc Symbicort thường xuyên nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh.

7. Liều dùng

Để chữa hen suyễn: Với trẻ từ 6 đến 12 tuổi mỗi lần hít 2 hơi Symbicort 80/4.5mcg x 2 lần một ngày. Với trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn mỗi lần hít 2 hơi Symbicort 80/4.5mcg hoặc Symbicort 160/4.5mcg. Mỗi ngày dùng 2 lần thuốc.
Để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Dùng Symbicort 160 / 4.5mcg x 2 lần mỗi ngày.

8. Bảo quản

Vui lòng để thuốc nơi thoáng mát, tránh để nơi có nhiệt độ cao hoặc gần bếp đang cháy. Vì thuốc Symbicort tiếp xúc cùng nhiệt độ trên 120 độ F có thể gây nổ.
Bệnh nhân dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ
Bệnh nhân dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ

LƯU Ý CẦN NẮM KHI DÙNG THUỐC SYMBICORT

1. Có nên dùng Symbicort cho phụ nữ mang thai và cho con bú?

Vì ảnh hưởng thuốc Symbicort với thai nhi vẫn chưa được nghiên cứu kỹ. Do vậy nếu bệnh nhân đang mang thai gặp vấn đề hô hấp thì bác sĩ sẽ tùy vào lợi ích của việc dùng thuốc để đưa ra giải pháp dùng hay không.
Bên cạnh đó Symbicort cũng chưa được xác định an toàn cho phụ nữ đang cho bé bú. Do vậy hãy trình bày với bác sĩ để được lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp, không ảnh hưởng chất lượng sữa.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp: Tim đập nhanh, đánh trống ngực, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng hoặc gặp phải những vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị nghẹt mũi, tưa miệng, thay đổi vị giác, buồn nôn và nôn ói, run, đau lưng, tức ngực, đau đầu, chuột rút.
Ngoài ra bệnh nhân dùng Symbicort có thể gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng như: Viêm phổi, tử vong liên quan bệnh hen suyễn, bị đục thủy tinh thể, nhiễm trùng, tăng hoặc giảm huyết áp, loãng xương, trẻ chậm phát triển.
Những tác dụng phụ nghiêm trọng thuốc Symbicort chỉ xảy ra nếu người bệnh dùng thuốc trong thời gian 5 năm trở lên. Do vậy bệnh nhân cần thông báo ngay khi bản thân gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào khi dùng thuốc Symbicort. Bác sĩ có thể thay đổi phương pháp chữa trị hoặc thay đổi liều dùng để mang lại an toàn.

3. Tương tác

Thuốc Symbicort tương tác với một số loại thuốc như: LABA như là arformoterol, formoterol hoặc salmeterol. Thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc Linezolid, Sotalol, thuốc Boceprevir.
Bệnh nhân vui lòng thông báo cùng bác sĩ tất cả những loại thuốc hoặc vitamin, thực phẩm chức năng nào đang sử dụng.
Không nên dùng chung thuốc Symbicort với rượu vì có thể gây tăng thêm những tác dụng phụ của thuốc như là buồn nôn, chóng mặt, khô miệng, ói mửa...
Bên cạnh đó nước bưởi có thể gây chậm tiến độ hấp thu Symbicort của cơ thể. Vì vậy bệnh nhân cần tránh ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi dùng thuốc Symbicort.

4. Xử lý nếu dùng thiếu hoặc quá liều

♦ Nếu dùng thiếu liều Symbicort: Bạn hãy uống ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu sắp đến giờ dùng liều tiếp theo thì cần bỏ qua liều quên để uống liều kế tiếp như thời gian quy định.
♦ Nếu dùng quá liều: Cần liên hệ với bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời.
Thông tin liên quan đến thuốc Symbicort trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu không đưa ra bất cứ nhận định nào cùng bệnh nhân về việc dùng Symbicort. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét