Trang

18 thg 9, 2020

Thuốc Sintrom trị đông máu và phòng ngừa đau tim

Sintrom là thuốc gì? Cách dùng như thế nào?

Thuốc Sintrom là loại thuốc chuyên điều trị đông máu và phòng ngừa các bệnh đau tim, bệnh về phổi hay đột quỵ. Thành phần chính trong thuốc Sintrom là Acevitymarol, người bệnh cần sử dụng đúng mục đích để tránh những rủi ro không đáng có. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết nhất về loại thuốc này, mời các bạn cùng xem nhé!

THÔNG TIN CHÍNH VỀ THUỐC SINTROM

Công dụng của thuốc Sintrom

Thuốc Sintrom là loại thuốc nằm trong nhóm chống đông máu, được điều chế dưới dạng viên nén, giúp làm tan cục máu đông, ngừa tắc nghẽn tại mạch máu, từ đó phòng ngừa bệnh đau tim, đột quỵ hay tắc phổi.
Bên cạnh đó, Sintrom còn mang đến hiệu quả ngăn chặn vitamin K – một trong các nguyên nhân hình thành cục máu đông.
Thuốc Sintrom điều trị bệnh đông máu
Thuốc Sintrom điều trị bệnh đông máu

Chống chỉ định của thuốc Sintrom

Sintrom không được khuyến cáo dùng cho những đối tượng mẫn cảm hay dị ứng với thành phần Acevitymarol hay một số thành phần khác trong thuốc. Ngoài ra, những đối tượng dưới đây cũng không được dùng thuốc:
 Người thiếu máu, dễ bị mất máu
 Loét dạ dày
 Huyết áp cao
 Tổn thương chức năng gan
 Bệnh tiểu đường
 Rối loạn chuyển hóa Vitamin K
 Suy dinh dưỡng
Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng trên khi muốn dùng thuốc Sintrom thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ chuyên môn để dùng đúng cách, tuyệt đối tránh tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định.

==> Tìm hiểu thêm: Thông tin về Gastropulgite – Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Hướng dẫn cách dùng thuốc

Thuốc dạng viên nén nên được sử dụng cùng nước lọc và nuốt trọn viên thuốc Sintrom với liều lượng như sau:
- Ngày thứ nhất: Uống 4 mg – 12 mg
- Ngày thứ 2: Uống 4 mg – 8 mg
- Liều dùng duy trì: Uống từ 1 mg – 10 mg
Đây là liều dùng thông thường áp dụng cho trường hợp phổ biến nhất, nó không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ.

Cách bảo quản thuốc Sintrom

Thuốc Sintrom cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, đồng thời tránh ánh nắng và ẩm thấp. Tốt nhất nên cất thuốc ở nơi xa tầm với của trẻ hoặc thú nuôi trong nhà.
Trong quá trình sử dụng nếu thấy thuốc Sintrom đã quá hạn, bạn cần có cách xử lý thích hợp để tránh gây ô nhiễm cho môi trường.

DÙNG THUỐC SINTROM CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

Các vấn đề phải thận trọng

Khi điều trị bệnh với thuốc Sintrom, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Báo cáo đầy đủ những thông tin bệnh tình hiện tại và tiền sử cho bác sĩ được biết.
- Thuốc không khuyến cáo dùng cho mẹ bầu, mẹ cho con bú. Bởi vì thành phần trong Sintrom có thể gây hại đến thai nhi và truyền qua con thông qua sữa mẹ.
Sintrom không dùng cho người mang thai hoặc cho con bú
Sintrom không dùng cho người mang thai hoặc cho con bú
- Bệnh nhân tuyệt đối tránh xa rượu bia trong quá trình điều trị với thuốc Sintrom. Đồng thời hạn chế vận động thể dục, thể thao mạnh để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Tác dụng phụ của thuốc Sintrom

Tất nhiên, trong quá trình dùng Sintrom, bệnh nhân có thể gặp nhiều tác dụng ngoại ý. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi những tác dụng phụ thông thường sẽ biến nhất khoảng sau vài ngày dùng thuốc. Bên cạnh đó, cũng đừng chủ quan trước sức khỏe của mình, khi thấy triệu chứng trở nên nặng hơn, hãy ngưng điều trị với thuốc Sintrom và hỏi ý kiến bác sĩ.
 Khi gặp tác dụng phụ, bệnh nhân có thể bị:
- Buồn nôn
- Phát ban da
- Rụng tóc
- Ngứa
- Khó thở
- Sưng mặt, sưng cổ họng, sưng lưỡi
- Nhịp tim nhanh
 Ngoài ra, cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ hiếm gặp như:
- Chảy máu cam
- Nôn ra máu
- Đi ngoài có máu
- Chảy máu dưới da
- Ho ra máu
- Chảy máu âm đạo

Tương tác của thuốc Sintrom

Phải cẩn thận nếu sử dụng Sintrom đồng thời cùng những loại thuốc khác, bởi nếu tương tác xảy ra thì có thể làm thay đổi tác động của thuốc, gia tăng ảnh hưởng gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Dưới đây là một số loại thuốc có khả năng phản ứng với thuốc Sintrom, nếu bệnh nhân đang sử dụng 1 trong số này thì cần báo ngay với bác sĩ:
- Thuốc trị tăng huyết áp, trị rối loạn tim mạch, đau thắt ngực như: Verapamil, Amlodipin, Nifedipine, Diltiazem, Amiodarone, Nicardipine,…
- Thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng nguyên nhân do nấm và vi khuẩn: Doxycycline, Clarithromycin, Cloramphenicol, Co-trimoxazole, Metronidazole, Ketoconazole,…
- Thuốc trị sốt, thuốc giảm đau không steroid: Diclofenac, Flurbiprofen, Ketoprofen, Ibuprofen, Meloxicam, Sulindac, Piroxicam …
- Thuốc trị động kinh gồm: Phenytoin, Phenobarbital,…
- Thuốc trị bệnh tiểu đường: Gliclazide, Glimepiride,…

Hướng dẫn xử lý các tình huống đặc biệt

++ Xử lý khi quên dùng Sintrom
Trong trường hợp bỏ quên 1 liều thuốc Sintrom, bệnh nhân cần phải bổ sung khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần sát với thời gian uống liều sắp đến thì hãy bỏ qua liều quên và tiếp tục liệu trình do bác sĩ chỉ định.
++ Xử lý khi dùng Sintrom quá liều
Việc dùng thuốc Sintrom quá liều có thể dẫn đến nhiều phản ứng nghiêm trọng cho sức khỏe, người bệnh cần phải ngừng sử dụng và theo dõi tình hình chặt chẽ. Đồng thời cần di chuyển đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và trợ giúp nếu cần thiết.
++ Khi nào nên ngưng dùng Sintrom?
Khi bệnh nhân có dấu hiệu bất thường hoặc dùng thuốc trong khoảng thời gian dài nhưng không đạt hiệu quả, thậm chí tình trạng còn nặng hơn. Thì tốt nhất nên ngưng dùng thuốc và tham vấn ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ để thay đổi cách điều trị.
Ngưng dùng Sintrom khi có dấu hiệu bất thường
Ngưng dùng Sintrom khi có dấu hiệu bất thường
Chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu đưa ra khuyến cáo đối với bệnh nhân dùng thuốc Sintrom: Tuyệt đối không tự ý uống Sintrom khi chưa rõ bệnh lý, mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của mình. Thông tin trên chỉ đáp ứng cho các trường hợp cơ bản nhất và chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất bệnh nhân cần trải qua thăm khám, chẩn đoán kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc.
Hi vọng rằng những thông tin chia sẻ trên đây về thuốc Sintrom đã giúp bạn đọc có thêm nhiều điều hữu ích. Nếu có những thắc mắc về thuốc, xin vui lòng trao đổi cùng các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ nhanh nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét